Máy bơm chìm nước thải
1. Máy bơm chìm nước thải là gì?
Máy bơm chìm nước thải là một loại máy bơm chuyên sử dụng để bơm nước thải, trong quá trình sử dụng máy bơm được đặt chìm hoàn toàn trong nước. Cấu tạo máy bơm chìm nước thải được thiết kế bảo vệ động cơ, bằng một khoang dầu khép kín. Có khả năng chống nước tuyệt đối an toàn. Vì vậy đảm bảo hoạt động liên tục mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Không hư hỏng hay rò gì nước.
2. Cấu tạo máy bơm chìm nước thải
Chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo máy bơm chìm nước thải như sau. Có thể nói máy bơm chìm nước thải có cấu tạo khá phức tạp. Với công nghệ sản xuất hiệ đại, có thể sử dụng máy bơm liên tục mà vẫn đảm bảo công suất.
Thân bơm:
Thường được làm từ inox, gang, thép không gỉ hoặc nhựa, giúp bảo vệ các bộ phận bên trong và chống ăn mòn từ các chất hóa học trong nước thải.
Động cơ điện:
Động cơ thường được đặt kín trong một khoang chống nước. Giúp bơm hoạt động trong môi trường ngập nước mà không bị hư hỏng.
Động cơ thường có công suất lớn, giúp đẩy nước thải lên cao hoặc bơm đi xa.
Cánh bơm:
Cánh có nhiệm vụ tạo áp lực để đẩy nước ra ngoài. Cánh bơm thường được thiết kế để xử lý nước thải chứa rác thải, chất rắn lơ lửng mà không bị tắc nghẽn.
Trục bơm:
Trục bơm kết nối động cơ với cánh bơm, giúp truyền lực quay từ động cơ tới cánh bơm để đẩy nước.
Phớt chắn dầu, phớt cơ khí
Phớt chắn dầu giúp bảo vệ động cơ khỏi bị thấm nước và dầu từ môi trường bên ngoài.
Phớt cơ khí thường được sử dụng để ngăn nước thấm vào khoang động cơ, bảo vệ động cơ khỏi hư hỏng.
Bộ cảm biến nhiệt:
Bộ cảm biến này sẽ ngắt động cơ khi nhiệt độ của bơm quá cao để bảo vệ khỏi quá nhiệt.
Dây cáp điện:
Dây cáp được bọc cách điện và chịu được môi trường nước, đảm bảo cung cấp điện cho bơm an toàn.
Bơm chìm nước thải có ưu điểm là hoạt động trự tiếp trong môi trường nước mà không cần tạo hố bơm hay ống hút. Giúp tiết kiệm không gian và chi phí.
3. Nguyên lý hoạt động của máy bơm chìm nước thải
Nguyên lý hoạt động dựa vào cơ chế áp lực dòng chảy để đẩy nước ra ngoài. Dưới đây là các bước chính trong quá trình hoạt động.
Kích hoạt động cơ:
Khi máy bơm được cấp nguồn, động cơ điện bắt đầu quay. Động cơ này thường được thiết kế với vỏ chống nước để hoạt động an toàn trong môi trường nước thải.
Quay cánh bơm:
Khi động cơ quay, lực quay được truyền tới cánh bơm thông qua trục bơm. Cánh bơm sẽ tạo ra lực ly tâm khi quay với tốc độ cao.
Tạo áp lực và đẩy nước:
Nhờ vào lực ly tâm từ cánh bơm, nước thải được hút vào bơm từ phía dưới (qua lưới lọc hoặc ống hút) và sau đó bị đẩy ra khỏi bơm qua ống xả.
Áp lực này giúp nước thải có thể được đẩy lên cao hoặc di chuyển qua một quãng đường xa tùy theo thiết kế và công suất của máy bơm.
Thoát nước thải:
Nước thải sau khi được đẩy ra khỏi bơm sẽ đi vào hệ thống ống dẫn hoặc cống thoát nước. Các hạt rắn, rác thải trong nước thải (nếu có) cũng được đẩy đi cùng nhờ vào thiết kế cánh bơm và lưới lọc.
Cảm biến bảo vệ:
Nếu nhiệt độ của động cơ tăng quá cao hoặc nếu máy bơm gặp sự cố (như tắc nghẽn, thiếu nước), bộ cảm biến nhiệt sẽ tự động ngắt nguồn để bảo vệ động cơ, tránh hiện tượng quá nhiệt hoặc cháy nổ.
Chế độ tự động
Một số máy bơm chìm nước thải được trang bị phao hoặc cảm biến mức nước. Khi mức nước đạt đến một ngưỡng nhất định, phao sẽ kích hoạt bơm tự động. Khi mức nước giảm, phao sẽ ngắt bơm để tiết kiệm năng lượng và tránh hoạt động không cần thiết.
Tham khảo máy bơm chìm nước thải tại : https://bombuntsurumi.com/san-pham/bom-nuoc-thai-tsurumi-ktz21-5/